💎💎💎 Dự án Đại lộ Tây Nam 10 làn


💎💎💎 Dự án Đại lộ Tây Nam 10 làn 




10-Quảng Ninh đầu tư 9.500 tỷ làm đường 10 làn xe

Tuyến đường ven sông dài 41,2 km đi qua 3 địa phương của Quảng Ninh dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Ngày 24/3, tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII, ra nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường ven sông nối cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội với thị xã Đông Triều.

Dự án có tổng mức đầu tư 9.436 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, trong đó có 1.525 tỷ đồng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện trong 2 năm, 2021-2022. Theo bảng mô tả, tuyến đường dài 41,2 km, gồm 10 làn xe, trong đó có 6 làn xe chạy tốc độ cao. Điểm đầu tuyến tại thị xã Đông Triều, đi qua thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, điểm cuối tuyến nối với cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội thông qua nút giao Đầm Nhà Mạc.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, khẳng định địa phương luôn ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể. Tỉnh đặt mục tiêu tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ tạo kết nối, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển tiềm năng, lợi thế của các địa phương phía tây của tỉnh cũng như thành phố Hạ Long.

9-Đẩy nhanh tiến độ dự án đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với đường tỉnh 338

Được khởi công từ tháng 10/2020, dự án đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với đường tỉnh 338 giai đoạn I, hiện đang được chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong tháng 5/2021.

Dự án đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với đường tỉnh 338 giai đoạn I, có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng. Trong đó bao gồm nút giao tại Km6+700 trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và tuyến đường chính dài trên 4km nối nút giao với đường trục chính KCN Sông Khoai trên địa bàn TX Quảng Yên.

Sau gần 5 tháng triển khai thi công, hiện dự án đang đảm bảo tiến độ đề ra. Trong đó gói thầu đường đã hoàn thành thi công đổ bê tông 25/25 cọc khoan nhồi và đổ bê tông thân trụ công cầu vượt Minh Thành – Tân An, việc đào đắp nền đường tuyến chính được trên 2km. Với gói thầu nút giao tại Km6+700 trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng hiện đang đắp bờ vây, tạo mặt bằng tổ chức thi công.

Anh Đỗ Mạnh Trường, Chỉ huy công trường Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành,  cho biết: Đơn vị nhà thầu đang tập trung nhân lực, thiết bị tổ chức 7 mũi thi công 3 ca liên tục. Trong đó, 2 mũi thi công các hạng mục của cầu Minh Thành – Tân An và cầu Đồng Bái, còn lại các mũi thi công đào đắp nền đường và bờ vây công vụ. Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát, việc ra – vào tỉnh cũng đã thuận lợi, nhà thầu sẽ huy động bổ sung thêm nhân lực, thiết bị về công trường, tranh thủ điều kiện thời tiết tăng tốc, đảm bảo tiến độ đã đề ra của chủ đầu tư dự án.

Năm 2021, giai đoạn I dự án đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với đường 338 được bố trí 610 tỷ đồng, trên cơ sở khối lượng thi công đã giải ngân được gần 227 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 37,2%. Hiện tại, các đơn vị nhà thầu đang gặp khó khăn trong việc tổ chức đồng loạt các mũi thi công liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng và thiếu hụt mỏ đất phục vụ đắp nền đường các lớp K95 và K98.

Anh Lương Đức Thiện, Trưởng phòng dự án PPP, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây đựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh, cho biết: Dự án được phê duyệt mỏ đất Bắc Sơn để triển khai thực hiện đắp các lớp nền đường, tuy nhiên mỏ đất này hiện đang phục vụ nhiều dự án trên địa bàn và sản lượng đất đủ tiêu chuẩn lớp nền K95 và K98 còn lại rất hạn chế không đủ đáp ứng cho dự án đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với đường 338 giai đoạn I. Để giải quyết khó khăn này, chúng tôi đã chủ động cùng với đơn vị nhà thầu nghiên cứu một số mỏ đất trên địa bàn TP Hạ Long. Hiện tại, đã lấy mẫu đất và tìm được một số mỏ đất đáp ứng các yếu tố kỹ thuật và sản lượng khai thác phục vụ dự án. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cũng đang hoàn thiện các thủ tục báo cáo UBND tỉnh xem xét cấp phép cho khai thác phục vụ đắp nền dự án.

Theo chỉ đạo của tỉnh, dự án đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với đường 338 giai đoạn I sẽ phải phấn đấu hoàn thành trong tháng 5/2021. Qua đó, dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp, khu đô thị của Khu kinh tế ven biển Quảng Yên nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Nguồn: Báo Quảng Ninh

8-Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích

Việc triển khai dự án xây dựng tuyến đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều như thế nào để đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn di tích với phát triển kinh tế, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng đang nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học và người dân trên địa bàn. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND TX Quảng Yên Trần Đức Thắng để làm rõ hơn vấn đề này.

– Xin ông cho biết việc đầu tư xây dựng tuyến đường ven sông có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển KT-XH của TX Quảng Yên?

+ Cuối tháng 10/2019, tỉnh đã có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338 – giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư hơn 1.482 tỷ đồng (ngân sách tỉnh).

Dự án có chiều dài hơn 11,4km, được thiết kế 4 làn xe, có dải phân cách giữa. Dọc tuyến đường sẽ xây dựng 2 cây cầu, gồm: Cầu Sông Rút và cầu Sông Chanh. Dự án giao cho Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư. Trong đó, TX Quảng Yên phối hợp rà soát nguồn gốc đất, GPMB, tham gia đóng góp vào các quy hoạch, phương án tuyến…

Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm đối với TX Quảng Yên. Việc đầu tư dự án này sẽ từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ 2 khu vực: Hà Nam và Hà Bắc. Đồng thời khai thác hợp lý tiềm năng quỹ đất phía Tây KKT ven biển Quảng Yên. Khi đi vào hoạt động sẽ tạo sức hút để thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế: Dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp, đô thị Đầm Nhà Mạc và KCN Sông Khoai. Đặc biệt, tuyến đường còn mở rộng kết nối thuận tiện giao thương trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh.

–  Việc triển khai dự án như thế nào để đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn di tích với phát triển kinh tế, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng, thưa ông?

+ Trong năm 2020, TX Quảng Yên đã tiến hành rà soát mức độ ảnh hưởng của tuyến đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều. Qua rà soát bản đồ khoanh vùng bảo vệ Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng tổng diện tích dự án nằm trong ranh giới khoanh vùng bảo vệ khoảng 38.600m2, trong đó có hơn 20.000m2 thuộc khu bảo vệ II; gần 18.000m2 diện tích khu vực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị di tích. Không có diện tích nào chạy qua khu vực bảo vệ I của Khu di tích. Mặc dù vậy, trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến đường, TX Quảng Yên đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, thận trọng triển khai từng bước đảm bảo đúng quy định và tiến độ.

Nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa phát triển KT-XH với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc của Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng, TX Quảng Yên đã đề nghị Sở VH-TT phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương mời Viện Khảo cổ học, một số nhà khoa học tiến hành khảo sát thực địa, đề xuất các phương án xử lý, bảo quản, bảo vệ hiện vật. Quảng Yên đang chuẩn bị phương án trong trường hợp quá trình triển khai dự án nếu phát hiện các di vật, cổ vật cần nghiên cứu bổ sung giải pháp bảo tồn phát huy giá trị. Quan điểm của địa phương bằng mọi biện pháp tránh xâm hại đến di tích và hiện vật, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

– Khi nào dự án sẽ chính thức khởi công và Quảng Yên sẽ đầu tư Dự án bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng (giai đoạn 2) như thế nào để kết nối đồng bộ tuyến đường?

Hiện nay, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đang hoàn thiện khâu cuối lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng. Song song với đó, TX Quảng Yên cũng đẩy nhanh tiến độ GPMB, sớm bàn giao quỹ đất sạch cho nhà đầu tư. Dự kiến trong quý II/2021, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ven sông sẽ chính thức khởi công. Khi đi vào hoạt động đây sẽ là con đường kết nối di tích tâm linh nổi tiếng của tỉnh như: Ngọa Vân – Yên Tử – Bạch Đằng.

Giai đoạn 2016-2020, từ nguồn ngân sách của tỉnh và Trung ương hỗ trợ, TX Quảng Yên đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng triển khai Dự án bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng giai đoạn 1. Dự kiến giai đoạn 2 (2021-2026) tỉnh đầu tư khoảng 400-500 tỷ đồng tiếp tục triển khai xây dựng hoàn thiện các hạng mục của dự án này. Chắc chắn tuyến đường ven sông từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều khi đi vào hoạt động sẽ kết nối đồng bộ với Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng, tạo cơ hội mới để Quảng Yên thu hút phát triển du lịch tâm linh. Mở cơ hội quảng bá, giới thiệu các giá trị to lớn trong hoạt động nghiên cứu lịch sử, văn hóa, KT-XH, nghệ thuật quân sự của dân tộc…

– Trân trọng cảm ơn ông!

Tin: Báo Quảng Ninh

7-Bộ VH-TT&DL cho ý kiến về phương án triển khai tuyến đường ven sông

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Quảng Ninh và UBND TX Quảng Yên để thống nhất phương án triển khai tuyến đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long-Hải Phòng đến TX Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338) giai đoạn I, đi qua Khu di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, TX Quảng Yên.

Theo bản đồ khoanh vùng bảo vệ Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng, phần diện tích dự án đi qua khu vực bảo vệ là khu vực II và khu vực phục vụ phát triển du lịch của di tích, phạm vi ảnh hưởng khoảng 38.600m2, trong đó khu bảo vệ II là 20.615m2, khu vực phát huy giá trị di tích là 17.985m2.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo TX Quảng Yên và Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Quảng Ninh đã báo cáo sơ bộ về tổng thể dự án tuyến đường ven sông đi qua khu vực di tích sẽ góp phần tăng thêm sự tiếp cận của công chúng, tạo sự thuận lợi cho việc tham quan tổng thể Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ninh và địa phương cũng rất thận trọng trong các bước triển khai đảm bảo theo đúng trình tự và quy định của Luật Di sản văn hóa. Giai đoạn 1, trước khi triển khai lập dự án đã tham vấn các nhà khoa học và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia để đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến Khu di tích.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đã đồng thuận và đánh giá cao cách làm của tỉnh Quảng Ninh. Đồng chí cũng yêu cầu Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Quảng Ninh và TX Quảng Yên trước khi triển khai dự án, sớm xây dựng kế hoạch phối hợp với các nhà khoa học để lập phương án báo cáo Bộ VH-TT&DL cho phép thăm dò, thám sát, khai quật khảo cổ học đối với các vị trí có khả năng phát lộ di vật, hiện vật cọc Bạch Đằng (nếu có) để có phương án xử lý, bảo quản kịp thời trước khi triển khai dự án.

Tin: Báo Quảng Ninh

6-“Đường ven sông Bạch Đằng – Đá Vách tạo cơ hội kết nối các vùng di sản…”

Có quá trình khảo cổ, nghiên cứu với nhiều dự án khảo cổ học tại nhiều địa phương của Quảng Ninh, TS Nguyễn Văn Anh (giảng viên bộ môn Khảo cổ học, Khoa lịch sử, Trường ĐH KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) dành thời gian và sự quan tâm đặc biệt tới những dự án có mối liên hệ với các di sản ở Quảng Ninh…

Gần đây, chia sẻ với chúng tôi, ông cho hay qua thông tin trên báo chí được biết, Quảng Ninh đang xem xét Dự án đường ven sông Bạch Đằng – Đá Vách, kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều.

Ông cho rằng, tuyến đường ven sông này sẽ không chỉ hoàn thiện về cơ sở hạ tầng giao thông, tạo kết nối giữa các địa phương mà nếu được nghiên cứu kỹ khi triển khai, nó còn là con đường kết nối di sản bởi nó chạy qua nhiều di sản quan trọng trên địa bàn các địa phương Quảng Yên, Uông Bí và Đông Triều.

– Ông có thể nói rõ hơn về những di sản xung quanh khu vực ven sông Bạch Đằng – Đá Bạc – Đá Vách, nơi có tuyến đường kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều đi qua không?

+ Tuyến đường ven sông dự kiến sẽ đi qua những khu vực có trữ lượng văn hóa rất lớn bởi ngay từ thế kỷ I, II trước Công nguyên, Bạch Đằng – Đá Bạc đã là một tuyến giao thông quan trọng, kết nối các trung tâm hành chính kinh tế trong nội địa với Vịnh Bắc Bộ và các tuyến đường buôn bán trên biển.

Do vậy, có thể nói, những nơi tuyến đường ven sông chạy qua không chỉ lưu giữ các di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng mà còn lưu giữ dấu ấn của nhiều nền văn hóa khác từ thời Đông Sơn cho đến Bạch Đằng và sau Bạch Đằng.

– Thưa ông, đề cập đến việc kết nối các di sản liệu có thừa không khi thực tế các tuyến đường giao thông đã là sự kết nối rồi?

+ Vâng, quả đúng là bản thân con đường đã tạo nên sự kết nối. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mục tiêu đơn thuần là kết nối thôi thì chỉ cần đảm bảo yếu tố giao thông như làm sao cho tuyến chạy thẳng, tốc độ lưu thông tối ưu… mà tuyến thẳng như thế có thể sẽ cắt qua di sản, có thể phá hoại cảnh quan môi trường tự nhiên, làm mất đi các giá trị lịch sử, văn hóa và cảnh quan là những tài nguyên không thể phục hồi.

Nhưng nếu chúng ta yêu cầu, ngoài vấn đề kết nối giao thông, con đường còn phải kết nối di sản và phát triển du lịch thì chắc hẳn khi con đường được hoàn thiện, nó sẽ không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông tạo kết nối, thu hút đầu tư như kỳ vọng hiện nay mà còn kết nối các vùng di sản quan trọng của nhà Trần ở Quảng Ninh là Đông Triều, Yên Tử và Bạch Đằng với cảnh quan sông nước, núi non hùng vĩ của Bạch Đằng Giang – Đá Bạc – Đá Vách; kết nối các di sản với các khu nghỉ dưỡng cao cấp trở thành một tuyến du lịch quan trọng và hấp dẫn.

Hay nói cách khác, theo tôi tuyến đường ven sông hoàn toàn có đủ điều kiện để đáp ứng đa mục tiêu: Đảm bảo kết nối giao thông cũng như gìn giữ, bảo vệ và khai thác cảnh quan thiên nhiên và kết nối di sản.

– Quảng Ninh hiện mới đang lấy ý kiến về tuyến đường này, bàn như vậy liệu có phải sớm quá không?

+ Tôi nghĩ, giai đoạn xin ý kiến về việc vạch tuyến rồi khảo sát tiền khả thi của dự án là dịp rất tốt để các chuyên gia về văn hóa vào cuộc. Vào cuộc ở đây là vào cuộc thật sự chứ không chỉ bằng một động tác hành chính.

Bia Thiên Long Uyển (ảnh trên) khắc vào vách núi Thiên Liêu tại xã Yên Đức, nằm bên dòng sông Đá Bạc (ảnh dưới) chảy qua địa bàn TX Đông Triều.

Trên thực tế, cơ quan quản lý chỉ có thể nắm và quản lý những di sản đã được thống kê, xếp hạng, những di sản chưa được công nhận hay còn ở dưới lòng đất thì chỉ có các chuyên gia, những người nghiên cứu sâu về khu vực đó mới có thể nắm bắt, hoặc chí ít cũng có thể dự đoán, phán đoán xem ở đó có hay không có thông qua việc điều tra tại hiện trường.

Qua đó sẽ giúp đơn vị tư vấn thiết kế xác định hướng tuyến một cách phù hợp nhất, sao cho vừa đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, vừa bảo vệ được cảnh quan mà lại tăng tính kết nối. Khâu khảo sát, nghiên cứu được tiến hành toàn diện và cẩn trọng cũng giúp việc hoạch định và đề xuất mục tiêu toàn diện với các giải pháp tốt hơn, từ đó có kế hoạch phù hợp để không ảnh hưởng tới tiến độ công trình và thậm chí có thể tiết kiệm chi phí đầu tư.

– Ở Việt Nam đã có công trình giao thông nào định hướng ngay từ đầu trong việc đảm bảo đa mục tiêu như thế chưa?

+ Luật Di sản có quy định trước khi xây dựng công trình, ngoài việc điều tra khảo sát địa chất công trình, đánh giá tác động môi trường còn phải điều tra, đánh giá và xác định trữ lượng văn hóa và ảnh hưởng (nếu có) khi công trình được xây dựng.

Tuy nhiên, yêu cầu này chưa được quan tâm đúng mức. Việc điều tra, đánh giá trữ lượng văn hóa khu vực nơi công trình đi qua cung cấp các luận cứ cho đề xuất công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản; đề xuất mục tiêu và định hướng công trình nhưng trên thực tế chưa có nhiều công trình được thực hiện theo quy trình như vậy. Vì các đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng thường ít quan tâm, thậm chí là bỏ qua dữ liệu về lịch sử văn hóa.

Trên thế giới, để hạn chế việc chồng lấn, tránh xung đột giữa phát triển và bảo tồn di sản, người ta xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ mở cung cấp thông tin về vị trí, phạm vi phân bố của di sản; cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp… có thể dễ dàng tiếp cận và khai thác thông tin.

Chúng ta chưa có dữ liệu này, thành ra rất phổ biến tình trạng khi xây dựng đường sá, công trình mới làm phát lộ, thậm chí là phá hủy di sản rồi phải dừng lại để các cơ quan quản lý văn hóa, nhà nghiên cứu đến khai quật, nghiên cứu như trường hợp di sản Vườn Chuối (Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Cách xử lý “chữa cháy” như vậy chỉ giúp giải quyết được việc tìm hiểu phần nào về di sản thôi, về cơ bản di sản đã bị hỏng rồi.

– Quy trình làm các dự án giao thông, đơn vị làm dự án sẽ mời các nhà nghiên cứu, chuyên gia khảo sát thực địa. Với dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều chạy qua nhiều vùng di tích như thế hẳn là cũng có thôi?

+ Đúng rồi, nhưng tôi lo ngại rằng, với quy trình thông thường, đơn vị tư vấn sẽ chỉ quan tâm đến các di tích lớn đã được công nhận di tích như Bạch Đằng ở Quảng Yên chẳng hạn. Tuy nhiên, dọc tuyến ven sông này có rất nhiều di tích, có không chỉ ở Quảng Yên mà cả ở khu vực Uông Bí, Đông Triều, trong đó đặc biệt là những di tích liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Theo kết quả nghiên cứu mới của chúng tôi, dọc khu vực nơi tuyến đường đi qua ngoài các di tích đã biết thì có thể còn có nhiều di tích quan trọng khác như: Thiên Long Uyển tại Đông Triều; Hang Son, khu Điền Công tại Uông Bí…

Đơn cử với khu Điền Công thì những năm 60, người ta đã tìm thấy cọc ở đó rồi. Khi đó, người ta nghĩ rằng cọc đó không liên quan đến trận chiến Bạch Đằng, vì thời điểm ấy, các nhà nghiên cứu cho rằng trận Bạch Đằng chỉ diễn ra ở khu vực Quảng Yên. Hiện nay, nhận thức đã khác đi, các nghiên cứu mới cho thấy trận địa của Bạch Đằng có thể kéo dài hơn rất nhiều chứ không chỉ tập trung ở Quảng Yên.

Gần đây, kết quả khảo sát, khai quật khảo cổ của chúng tôi ở Thiên Long Uyển, khu vực bên sông Đá Vách, xã Yên Đức, Đông Triều cho thấy, người dân nơi đây từng tìm thấy nhiều cọc gỗ. Đợt khai quật gần đây nhất là năm 2019, chúng tôi cũng phát hiện được cọc và một số di vật gỗ khác.

Bên cạnh các di tích liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng, khu vực này cũng tập trung đậm đặc các di tích thuộc văn hóa Đông Sơn và của nhiều thời kỳ khác nữa.

– Vậy việc tham gia của các nhà khoa học theo ý kiến của ông cần làm tới mức nào để vừa tránh được việc xâm hại di sản vừa không ảnh hưởng đến tiến độ công trình?

+ Sẽ tùy vào mức độ của mỗi công trình, nhưng quy trình chung có thể thực hiện là: Cơ quan quản lý văn hóa cung cấp thông tin cho đơn vị tư vấn; khảo sát đánh giá hiện trạng di sản nơi công trình dự kiến được xây dựng. Tuy nhiên, như chúng ta biết, cơ quan quản lý chỉ có thể nắm được các di tích đã được xếp hạng hoặc đưa vào danh mục quản lý.

Do vậy, như trên đã trình bày, việc khảo sát và thiết kế công trình phải được tiến hành một cách tổng thể bao gồm có cả việc điều tra, đánh giá về trữ lượng tài nguyên và các tác động (nếu có) của công trình tới di sản. Việc này được tiến hành song song với quá trình khảo sát kỹ thuật khác, do vậy không làm mất nhiều thời gian mà còn cung cấp cứ liệu tin cậy, chính xác giúp cho việc thiết kế, thi công thuận lợi và hiệu quả hơn.

Về lâu dài, để quản lý tốt di sản và việc bảo tồn di sản không xung đột với phát triển, các địa phương nên xây dựng một cơ sở dữ liệu mang tính bài bản hơn. Cụ thể, nên xây dựng cơ sở dữ liệu của di sản trong đó có bản đồ chứa thông tin vị trí, phạm vi và giới hạn khoanh vùng bảo vệ di sản. Khi có dự án, công trình mới được đề xuất, người ta chỉ việc chồng xếp bản đồ chứa dữ liệu về di sản lên bản đồ quy hoạch công trình là có thể thấy rõ, công trình mới có chồng lấn vào phạm vi của di sản không, mức độ chồng lấn thế nào; nếu chồng lấn thì xem xét, đánh giá mức độ và phạm vi chồng lấn, từ đó kiểm soát và giải quyết vấn đề xung đột giữa bảo tồn và phát triển.

Dữ liệu này được công bố rộng rãi để các cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp… dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Một cơ sở dữ liệu như vậy cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng Chính phủ số hiện nay.

– Xin cảm ơn ông! Mong rằng, những ý kiến tâm huyết của ông sẽ được các đơn vị có trách nhiệm hiện thực hoá trong lộ trình triển khai dự án!

Nguồn: Báo Quảng Ninh

5-Lấy ý kiến nhà khoa học về phương án đường ven sông

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh và UBND TX Quảng Yên có buổi làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các nhà khoa học về phương án triển khai tuyến đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long- Hải Phòng đến TX Đông Triều (đoạn từ nút giao đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338). Giai đoạn I đi qua Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng.

Căn cứ bản đồ khoanh vùng bảo vệ Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, phần diện tích dự án đi qua khu vực bảo vệ là khu vực II và khu vực phục vụ phát triển du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Bạch Đằng. Cụ thể, đoạn đi qua Bãi cọc Yên Giang thuộc phường Yên Giang diện tích khoảng 17.625m2, trong đó đi qua khu bảo vệ II khoảng 9.170m2, đi qua khu vực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị di tích khoảng 8.455m2. Đoạn đi qua khu vực đền Trung Cốc, thuộc phường Nam Hòa diện tích khoảng 8.075m2 thuộc khu vực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị di tích. Đoạn đi qua bãi cọc đồng Má Ngựa, thuộc phường Nam Hòa diện tích khoảng 12.900m2, trong đó đi qua khu vực bảo vệ II khoảng 11.445m2, đi qua khu vực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị di tích khoảng 1.455m2.

Tổng diện tích dự án nằm trong ranh giới khoanh vùng bảo vệ Khu di tích lịch sử Bạch Đằng khoảng 38.600m2, trong đó khu bảo vệ II khoảng 20.615m2, khu vực phục vụ du lịch, hỗ trợ phát huy giá trị di tích khoảng 17.985m2.

Sau khi khảo sát thực tế, các thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và các nhà khoa học đều đánh giá cao cách làm của Quảng Ninh trong việc triển khai dự án phát triển kinh tế – xã hội có sự kết hợp hài hòa, giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế. Các ý kiến cho rằng, việc triển khai tuyến đường giao thông đi qua khu vực di tích sẽ góp phần tăng thêm sự tiếp cận của công chúng, tạo sự thuận lợi cho việc tham quan tổng thể Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý và đề xuất với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Quảng Ninh, trong quá trình triển khai dự án phải dành nguồn lực kinh phí, xây dựng phương án, cử cán bộ chuyên ngành văn hóa của tỉnh, thị xã cùng phối hợp với các nhà khoa học để giám sát trong suốt quá trình triển khai dự án, kịp thời có các phương án, biện pháp xử lý, bảo quản, bảo vệ hiện vật trong trường hợp phát lộ các di vật, cổ vật và cọc Bạch Đằng để bảo vệ di sản một cách tốt nhất. Đồng thời, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép thăm dò, thám sát khai quật khảo cổ học các vị trí có khả năng phát lộ di vật, hiện vật để có phương án xử lý kịp thời trước khi triển khai dự án.

Nguồn: Báo Quảng Ninh

4-Cho ý kiến về Dự án đường ven sông giai đoạn 2

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều có tổng chiều dài 26,5km với thiết kế 10 làn xe, điểm đầu tại Km4+800 tỉnh lộ 338, đấu nối vào tuyến đường KCN Sông Khoai đang được đầu tư, điểm cuối giao cắt với QL18 tại Km59+700, đi qua các địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều. Trong giai đoạn 2, quy mô đường 6 làn xe, với tổng mức đầu tư dự kiến gần 4.500 tỷ đồng. Hiện giai đoạn I của dự án có chiều dài 4,2km từ nút giao khu đô thị phức hợp Hạ Long xanh trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến đường KCN Sông Khoai đang được triển khai thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, việc triển khai Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều sẽ từng bước cụ thể hóa chủ trương quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông tạo kết nối, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển tiềm năng, lợi thế của các địa phương phía Tây của tỉnh cũng như TP Hạ Long.

Để dự án sớm được triển khai, đồng chí giao Sở GT-VT cùng đơn vị tư vấn tiếp thu, bổ sung các ý kiến tại cuộc họp liên quan đến tổng mức đầu tư, quy hoạch, phương án bảo vệ môi trường, nguồn đất đắp, để hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2020.

Nguồn: Báo Quảng Ninh

3-UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt QHCT 1/500 Nút giao Hạ Long Xanh

  • Vị trí: Tại Km6+700 trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng tại phường Tân An và xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên
  • Quy mô: Nút giao liên thông khác mức dạng hoa thị hoàn chỉnh, 1 cầu vượt và 8 nhánh rẽ
  • Diện tích: 77,66ha


2-Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự án



28/05

1-Báo cáo về phương án xây dựng cầu Sông Chanh

Cầu Sông Chanh thuộc Dự án Đại lộ Tây Nam 10 làn kết nối Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều. Cầu thuộc tuyến nhánh từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến TL338 (Giai đoạn 1).

Đơn vị tư vấn đã báo cáo về phương án xây dựng cầu, đây là một trong những công trình góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, cảng biển, khai thác tốt dịch vụ hậu cần cảng khu vực giáp sông thuộc các địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều tạo thành chuỗi liên kết đồng bộ, động lực phát triển khu vực miền Tây của tỉnh.

Các cơ quan chức năng của thị xã đã cơ bản đồng tình với phương án mà đơn vị tư vấn đưa ra, đồng thời cho ý kiến trực tiếp vào phương án liên quan đến việc mở rộng làn đường, kết cấu cầu sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển trong tương lai khi thị xã Quảng Yên trở thành đô thị loại III; khảo sát số lượng có gần 100 hộ dân bị ảnh hưởng thuộc diện phải giải phóng mặt bằng; Công tác quy hoạch đất để các hộ dân chịu tác động của dự án tái định cư, ổn định cuộc sống…

Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên đề nghị phương án xây dựng cầu phải giữ nguyên được tuyến đê hiện trạng. Để khai thác sử dụng tối đa về giao thông ở khu vực, đồng chí đồng tình với phương án đề xuất của tư vấn mở thêm tuyến tránh, chủ động với các tình huống phát sinh phục vụ tốt cho công tác phòng chống lụt bão khi xảy ra những sự cố về đê điều, giảm thiểu ùn tắc giao thông. Về hướng tuyến, tuyến đường tránh thị xã đề nghị tư vấn nghiên cứu mở rộng tại đoạn nút giao, cụ thể mở rộng bán kính đầu cua khu vực Bãi cọc Bạch Đằng; quá trình mở rộng phải tính toán điểm vào Bãi cọc Bạch Đằng hợp lý. Đơn vị tư vấn và Ban quản lý dự án thị xã phối hợp trong việc điều chỉnh lại bán kính cua với đường hoàn trả khách, tạo điều kiện thuận tiện cho lưu thông; Mặt cắt tuyến đường tránh khoảng 7,5m, vỉa hè tối thiếu là 3m đảm bảo tốt cho người đi bộ lưu thông. Hoàn chỉnh thiết kế về trọng tải, chiều cao, biển báo giao thông… Trong quá trình thực hiện kế hoạch, sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Các đơn vị chức năng thị xã cần phối hợp sớm đưa kế hoạch sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo trong GPMB, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Tin: Quangninhgov

Các thông tin mới nhất được cập nhật qua các trang dưới đây 👇👇👇

🌍Website  :

https://thongtinvasanphambatdongsanvn.blogspot.com 

https://sangiaodichbatdongsanvn.com 

👉Groups Facebook : Sàn giao dịch bất động sản .VN

👉Facebook Profile : Facebook Profile

👉 Facebook Fan page : Batdongsan.Sangiaodich.Ngohoa

👉Youtube  : Sàn giao dịch bất động sản VN . com

👉Youtube  : Thông tin và sản phẩm bất động sản .VN

👉Youtube  : Sàn giao dịch bất động sản VN

Nhận xét

LIÊN HỆ VỚI TRANG

Tên

Email *

Thông báo *

Bài đăng phổ biến từ blog này

🔥🔥🔥 DRAGON CASTLE TIỀM NĂNG SINH LỜI VƯỢT TRỘI KHI: - Cách AEON MALL 300m

🌟🌟🌟 Sun Grand City Feria là khu đô thị biển của Sun Group vinh dự được VCCI bình chọn là DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG NHẤT 2021

💥 💥 ĐẦU TƯ "1 VỐN 4 LỜI” - TỌA ĐỘ VÀNG KỀ SÔNG CẬN PHỐ 💥💥